Sau các bê bối rò rỉ dữ liệu người dùng liên tiếp gần đây, mạng xã hội lớn nhất thế giới đã có nhiều động thái siết chặt chính sách, hạn chế sử dụng Đối tượng tùy chỉnh, chặn API… Điều này khiến các nhà quảng cáo, giới kinh doanh online, hay các business phụ thuộc quá nhiều vào Facebook điêu đứng, thậm chí phải ngưng hoạt động.
Đó thực sự là rủi ro lớn, nếu bạn quyết định chọn Facebook làm mặt trận chính cho công việc kinh doanh hoặc kênh truyền thông chủ đạo. Do về bản chất, nó chỉ là một nền tảng semi-owned, tức là bạn chỉ sở hữu một phần thông tin khách hàng của mình. Facebook mới là người nắm đằng “chuôi”. Do vậy, khi họ có bất kỳ thay đổi nào, bạn sẽ gánh chịu nhiều thiệt thòi hơn ai hết.
Một ví dụ điển hình nữa là nhiều năm trước đây, fanpage còn là một miền đất hứa cho các nhãn hàng, thì trong hơn một năm trở lại đây, hàng loạt thuật toán hiển thị newfeed thay đổi khiến tỉ lệ tiếp cận tự nhiên (organic reach) giảm một cách trầm trọng về 0. Bạn phải bỏ ra nhiều ngân sách hơn để tối ưu nội dung và cho quảng cáo để đưa nó đến chính khách hàng cũ của mình, những người mà trước kia bạn chỉ tốn chi phí khá nhỏ để chăm sóc.
Trước khi trả lời câu hỏi “Đâu mới là kênh Digital nên tập trung vào?“, bạn cần hiểu về khái niệm Ownership Platform gồm có 3 nhóm Paid – Owned – Earned và cách phối hợp chúng nhằm đạt được mục tiêu truyền thông.
1/Paid: Nhóm platform phải trả tiền
Là tất cả những hình thức quảng cáo trả tiền trên digital, trong đó phổ biến nhất là web banner, ngoài ra còn có social ad (Facebook, Instagram, Linkedin…), search ad (Google, Cốc Cốc), mobile ad, sponsored content (PR article, forum seeding, influencer post…).
Mục đích: Tạo ảnh hưởng, xây dựng độ nhận biết thương hiệu (awareness), tạo lượng truy cập lớn (traffic) vào điểm đến (landing page) mà chúng ta muốn người tiêu dùng (NTD) xem, thường là Owned Platform, cốt lõi của Paid và Earned.
2/Owned: Nhóm platform mà bạn kiểm soát
Là tất cả các platform mà bạn sở hữu hoàn toàn về branding, nội dung, cơ sở dữ liệu khách hàng, hệ thống thông tin… Cốt lõi của Owned platform là website, mobile app hoặc những nền tảng nội dung khác mà bạn tạo ra. Owned cũng bao gồm email, số điện thoại. Nhiều marketer thường bỏ qua hoặc không biết tối ưu loại dữ liệu này, tuy nhiên, đây là tài nguyên rất hữu ích cho các chiến lược lâu dài.
Mục đích: tạo ra trải nghiệm thương hiệu, dùng những nội dung hấp dẫn lôi kéo và thuyết phục NTD hành động theo cách bạn muốn. Ví dụ như tương tác, đăng ký, dùng thử, mua hàng…
3/Earned: Nhóm platform tạo lan tỏa nội dung
Là các tương tác như React, Share, Comment, Click… được tạo ra trên các mạng xã hội (MXH). Càng nhiều tương tác thì khả năng lan tỏa càng cao, giá trị earned được càng lớn, tạo ra hiệu ứng lan truyền còn gọi là Word of Mouth (WOM) hay Viral. Nếu bạn tạo được những nội dung tốt và giá trị earned đủ lớn thì sẽ có nhiều người ghé thăm website, có thảo luận, chia sẻ, thậm chí viết về bạn mà không tốt bất cứ chi phí nào. Bạn còn có cơ hội sở hữu các từ khóa liên quan đến thương hiệu, cơ hội xuất hiện trên các thứ hạng cao của Google, và trên hết là sự tin tưởng của khán giả mục tiêu (target audience). Cốt lõi của Earned là các MXH, forum, và các nền tảng nội dung có khả năng tương tác.
Mục đích: Lan tỏa nội dung nhiều hơn thông qua chia sẻ trên MXH.
Quy trình lý tưởng
Bắt đầu với việc tạo ra nội dung thực sự hay và thú vị trên Owned Platform. Ví dụ một application, một câu chuyện hay, một trải nghiệm mới mẻ, một khuyến mãi hấp dẫn… Sau đó dùng Paid Platform để quảng cáo và xây dựng độ nhận biết về thương hiệu của chiến dịch, sức mạnh của Digital Media để đẩy tất cả lượng truy cập về Owned Platform. Nếu nội dung đủ hay và lôi cuốn, tạo cho NTD một trải nghiệm thú vị và sau khi bị thuyết phục, họ sẽ đăng ký, chơi game, dùng thử, mua hàng… Khi đó nhiệm vụ Digital đã hoàn thành được 70 – 80%.
Cuối cùng, điều tuyệt vời hơn nữa là khi NTD thực sự thích nội dung đó, họ sẽ bắt đầu chia sẻ, những người nhận được chia sẻ sẽ tiếp tục quay lại Owned Platform, trải nghiệm nội dung đó, lúc đó sẽ tạo ra một hiệu ứng lan tỏa truyền thông. Lý tưởng nhất là khi vòng lặp Owned -> Earned -> Owned lặp lại liên tục, số lượng người ghé thăm tự nhiên đến Owned ngày một nhiều hơn, ngay cả khi đã ngừng chạy Paid.
AMP là một chuẩn hiển thị cho các thiết bị điện thoại mới của Google. Bài đăng này giải thích AMP là gì và nhằm mục đích làm gì, hướng dẫn cài đặt AMP và SEO sao cho đúng.
AMP là gì?
AMP là viết tắt của Accelerated Mobile Pages tạm dịch là “tăng tốc cho trang di động”. Dự án này được thực hiện bởi Google như là một chuẩn mới hiển thị cho các thiết bị di động nhằm mục đích làm cho các trang trong một website được tải ngay lập tức trên điện thoại di động. Trên thực tế, tốc độ internet của nhiều người còn rất chậm, chẳng hạn những người dùng 2G & 3G trên các thiết bị di động. Từ đó mà AMP được ra đời.
Để làm cho các trang tải ngay lập tức, AMP hạn chế những gì bạn có thể làm trong các trang HTML. Nhiều thiết kế sẽ được loại bỏ theo hướng có lợi cho tốc độ. Các trang AMP giống như một phiên bản rút gọn của các trang web bình thường, nhưng chỉ chứa các nội dung quan trọng. Sau đây là một số lưu ý:
Một số quảng cáo sẽ hoạt động trên AMP.
Một số các công cụ phân tích website sẽ không hoạt động trên AMP.
Tất cả các nội dung ngoài không liên quan đến bài đăng, một số các liên kết đọc thêm sẽ biến mất khi chuyển sang AMP.
Trên thực tế, do về cơ bản AMP sẽ loại bỏ phần lớn các thiết kế nên thường AMP chỉ được cài đặt với các bài đăng (post). Đặc biệt nếu website của bạn chuyên về tin tức bạn cần tham khảo Các lưu ý SEO cho website tin tức và cài đặt AMP vì Google có lẽ rất quan tâm về dự án AMP, bạn cũng dễ dàng thấy đánh giá AMP đã được tích hợp trong Google Search Console.
Khi bạn enable/active plugin, tất cả các URL bài đăng trên trang web của bạn sẽ có thê một phiên bản với đường dẫn /amp/. Vì vậy, bạn có thể đi đến bất kỳ bài đăng nào ở chế độ amp bằng cách thêm /amp/ vào cuối URL. Ngoài ra plugin còn thêm một thẻ meta tiêu chuẩn vào đầu các trang bình thường để Google và những người khác có thể nhận ra webiste có chế độ AMP. Bạn hãy thử bật chuẩn AMP ở bài viết này bằng cách thêm /amp/ vào cuối url của bài viết này nhé !
Chúng tôi xin dùng một ví dụ với 1 blog tin tức, bạn có thể dễ dàng so sánh giữa 2 phiên bản có và không có AMP, rất nhiều nội dung, liên kết và quảng cáo đã được loại bỏ khi bài việt bật chuẩn AMP.
SEO với AMP như thế nào?
Rất may mắn, khi bạn đã sử dụng Plugin Yoast SEO, bạn chỉ cần cài thêm một plugin nhằm chuyển đổi các SEO từ trang thường cho phù hợp với trang AMP thông qua Glue for Yoast SEO.
Một số cài đặt với Glue for Yoast SEO
Về mặc định, plugin AMP sẽ có các tuỳ chọn như hình bên dưới, bạn không cần phải làm gì thêm cả.
Việc cần làm là bạn hãy điều hướng sang SEO -> AMP
Một tuỳ chọn về màu chủ đạo khi website chuyển sang phiên bản AMP xuất hiện:
Tuỳ vào màu và phong cách thiết kế của website bạn, hãy biến đổi và tuỳ chỉnh màu sắc của phiên AMP phù hợp với theme của bạn nhé.
AMP một số lỗi thường gặp, chẩn đoán và khắc phục
Trong quá trình thực hiện Chúng tôi đã nhận được khá nhiều lỗi trong báo cáo AMP của Google Search Console, khi mới thực hiện AMP các bạn rất có thể sẽ gặp các lỗi tương tự và biểu đồ AMP sẽ có dạng tương tự sau:
Lỗi: Missing featured images
Lỗi này thông báo bạn đang thiếu hình đại diện. Nguồn gốc lớn nhất của vấn đề này nằm ở việc bạn không thêm ảnh đại diện (featured image) cho bài đăng, nếu bạn đã thêm hình đại diện rồi nhưng lỗi vẫn xuất hiện ở bài đăng đó thì nguyên nhân là do Schema.Plugin WordPress AMP sau khi cài đặt chỉ xuất ra các thẻ Schema.org JSON + LD mà thiếu hình ảnh đó và gây ra lỗi.
Cách khắc phục : hãy đợi thêm một thời gian vì nhiều khi đó là lỗi thu thập AMP của Google, nếu lỗi vẫn còn tiếp tục xuất hiện:
Thêm hình ảnh mặc định cho bài đăng ở phiên bản AMP với plugin Glue for Yoast SEO :
Với việc chọn hình ảnh mặc định, mỗi khi xảy ra lỗi với Schema một hình ảnh thay thế cho AMP sẽ được thay thế và hạn chế tình trạng lỗi, thông thường lỗi chủ yếu nằm ở việc index của Google. Sau một thời gian nếu bạn chắc rằng các bài viết của mình đã có hình đại diện, thì bạn không cần phải lo gì cả, lỗi sẽ tự động biến mất.
Lỗi: Missing site logo
Lỗi này thông báo bạn đang thiếu logo cho trang web của mình. Lỗi này có cách giải thích tương tự như lỗi Missing featured images. Nếu bạn đã đảm bảo rằng mình đã upload logo cho website thì bạn không cần phải lo lắng, một thời gian Google sẽ index lại lần nữa và lỗi sẽ biến mất.
Cách khắc phục: trong trường hợp lỗi vẫn tiếp tục các bạn làm như sau theo ảnh:
Ở bài viết này chúng tôi đã loại bỏ một số lỗi không còn tồn tại nữa ở các phiên bản cập nhật mới của plugin AMP và Glue for Yoast SEO. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật phiên bản mới nhất của 2 plugin này.
Thực nghiệm với Plugin khác
Chúng tôi cũng đã test plugin AMP for WP – Accelerated Mobile Pages với khoảng thời gian gần 6 tháng, về mặt tuỳ chỉnh, plugin này có khả năng tuỳ chỉnh cao hơn rất nhiều, đặc biệt là khả năng tự động điều hướng sang AMP (thêm /amp/ ở cuối URL) khi bạn lướt web trên thiết bị di động. Nhưng, trong suốt 6 tháng thử nghiệp, lỗi liên tục xuất hiện và rất khó để khắc phục và phải tìm đến đội ngũ support của họ, tuy nhiên bạn cần chi trả chi phí để họ khắc phục các lỗi cho bạn.
Với sự bất cập kể trên, nên chúng tôi chọn plugin AMP để giới thiệu về cài đặt và SEO AMP cho website WordPress.
Tổng kết
AMP là một chuẩn mới do Google phát triển và dần được Google biến chuẩn này trở nên quan trọng hơn. AMP giúp các bài viết của bạn được load nhanh hơn rất nhiều trên thiết bị di động với kết nối internet 2G & 3G. AMP tăng tính tập trung cho người đọc bằng việc loại bỏ các yếu tố, liên kết, quảng cáo không cần thiết và chỉ để lại nội dung chính. Bạn nên triển khai thử AMP cho website của mình đối với các bài viết (post) và càng chú trọng chuẩn này hơn nếu website của bạn chuyên về tin tức.
Tạ Trung Tín | Bài viết sử dụng 1 phần nội dung và 1 số hình ảnh của Yoast SEO.
Bài viết này nói về cách tối ưu website chuyên về tin tức trên nển tảng WordPress, giúp bạn SEO website được tốt hơn.
Trước hết, hãy nói về ý nghĩa của trang web tin tức. Nếu bạn có một website cho lĩnh vực kinh doanh hay về doanh nghiệp của bạn và website đó có một trang dành hẳn cho thông tin, tin tức, blog thì đó không phải là một website tin tức.
Website về tin tức là các website chỉ chuyên về đưa tin tức & thông tin như VnExpress và news.zing.vn. Các website có hình thức như blog cũng sẽ được SEO như một website tin tức. vd website của chúng tôi là takisi.com, blog tin tức là takisinews.com và sẽ được chúng tôi SEO như một website tin tức.
WordPress nền tảng chuyên cho blog
WordPress là nền tảng ban đầu được thiết kế cho blog, dần dần cộng động phát triển khiến WordPress đã trở thành một trong những nền tảng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay cho nhiều lĩnh vực khác nhau như: website thông tin, website tin tức, nhà hàng, khách sạn v.v… Do mục tiêu phát triển ban đầu là để viết blog, cấu trúc của WordPress về cơ bản đã rất thân thiện với SEO nói chung và cho tin tức, blog nói riêng.
Thân thiện với SEO thôi vẫn chưa đủ, bạn cần có kiến thức cũng như bắt tay vào SEO cho website cũng như các bài viết của mình. May mắn là, cộng đồng có rất nhiều lựa chọn hỗ trợ chúng ta SEO, có thể kể đến Plugin hàng đầu cho SEO hiện này là Yoast SEO.
Yoast SEO giúp bạn tạo sơ đồ trang web (sitemap) XML mà nhờ đó Google biết về các bài viết mới trên trang web của bạn sớm nhất có thể. Nếu bạn đang SEO cho một website tin tức, bạn hãy phân loại các chuyên mục, các trang rõ ràng sau đó hãy tạo sơ đồ trang web (sitemap) XML ngay khi website đã sẵn sàng đi vào hoạt động.
Accelerated Mobile Pages (AMP)
AMP là một chuẩn giao diện điện thoại mới của Google. Hiện nay chuẩn AMP đang được ngày càng nhiều website sử dụng cũng như nhiều người biết đến, bạn nên triển khai chuẩn giao diện này cho website của mình đặc biệt là website tin tức.
Mục tiêu của AMP là hiển thị các bài viết ngay lập tức trên thiết bị di động, thay vì tải trang web với giao diện hiển thị cho các thiết bị có màn hình lớn (desktop, laptop) đầy đủ. AMP loại bỏ tất cả các thiết kế và các mục điều hướng không cần thiết và chỉ tập trung vào việc cung cấp nội dung chính càng đơn giản càng tốt và nhờ vậy tốc độ load (tải) một trang/bài trở nên nhanh hơn.
Để cài đặt AMP cho website WordPress, tải plugin AMP chính thức do nhóm phát triển WordPress Automattic.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc cài đặt AMP, hãy tham khảo Hướng dẫn cài đặt & SEO AMP cho WordPress bao gồm hướng dẫn chi tiết cách cài đặt, SEO và khắc phục một số lỗi thường gặp.
Crawl speed – Tốc độ thu thập dữ liệu
Lúc nào chúng ta cũng muốn các bài viết của mình được Google index và index càng sớm càng tốt. Có một số điều bạn cần lưu ý:
Tốc độ truy cập trang web.
Website có sơ đồ trang web (sitemap) XML.
Đối với sơ đồ trang web (sitemap) XML cho các website tin tức bạn cần lưu ý thêm:
Sơ đồ trang web tin tức của bạn chỉ có thể chứa tin tức trong hai ngày qua (và các bài viết sẽ vẫn ở trong chỉ mục tin tức trong 30 ngày).
Cập nhật sơ đồ trang web tin tức của bạn liên tục với các bài viết mới khi xuất bản.
Giới hạn cho URL trên mỗi sơ đồ trang web tin tức là 1.000 URL.
Đừng tạo lại sơ đồ trang web (sitemap) XML cho mỗi lần có bài viết mới, thay vào đó, hãy cập nhật sơ đồ trang web hiện có.
Tốc độ thu thập dữ liệu (Crawl speed) cũng sẽ được cải thiện nếu bạn liên tục đăng bài viết mới trên trang web tin tức của bạn. Nếu Googlebot tìm thấy nội dung mới trên trang web của bạn với mỗi lần thu thập thông tin, nó sẽ đến trang web của bạn thường xuyên hơn. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần phải có một hosting lưu trữ tốt, nhờ vậy trang web của bạn sẽ hoạt động mỗi khi Googlebot truy cập trang web của bạn. Điều đó rất quan trọng với Googlebot, trong trường hợp Googlebot truy cập trang web của bạn quá thường xuyên và máy chủ của bạn bị down liên tục, sẽ ảnh hưởng đến kết quả SEO.
Một điều nữa. Nếu bạn cung cấp nội dung quá mức, không cần thiết cho Googlebot, bạn sẽ lãng phí cơ hội cập nhật thông tin từ Googlebot. Hãy tối ưu hóa cấu trúc trang web, đảm bảo chặn các trang không mong muốn thông qua robot.txt hoặc meta của robot và rõ ràng hãy tránh các nội dung bị trùng lặp.
Cấu trúc trang web tin tức
Trên trang web tin tức, bạn sẽ phân chia bài viết theo chuyên mục (categories), thẻ (tag) và Archive. Với các bước sau:
Đánh giá chuyên mục (categories).
Thêm chuyên mục phụ (sub-categories) và thẻ tag.
Thêm phân trang (paging).
Xoá các bài đã cũ mà không còn giá trị.
Cập nhật bài viết
Hãy đăng bài mới thường xuyên khi bạn có thể, điều này sẽ đảm bảo rằng mỗi khi Google index website của bạn, Googlebot sẽ cập nhật được bài mới và trong lần index sau, Googlebot sẽ tăng tuần suất index website của bạn hơn.
Bạn cũng đừng quên cập nhật nội dung của các bài viết, chẳng hạn nếu bạn có 1 bài viết về phiên bản của một phần mềm trong năm 2018, hãy cập nhật nội dung và tiêu đề của bài viết về phần mềm đó theo phiên bản 2019.
Cuối cùng, bạn hãy xoá các bài viết đã không còn giá trị nữa như các bài viết về tin tuyển dụng của năm trước chẳn hạn.
Kết luận
Có rất nhiều điều cần xem xét khi bạn đang chạy một trang web tin tức. Trong bài viết này, chúng tôi đã nói với bạn về AMP, tốc độ thu thập dữ liệu, cập nhật tiêu đề, cấu trúc trang web và plugin Yoast SEO.
Công nghệ phát triển rất nhanh. Chúng tôi chắc chắn rằng ngay khi tất cả chúng ta đều sử dụng AMP cho các trang web của mình, một cái gì đó mới sẽ xuất hiện. Nhưng hiện tại, AMP vẫn còn rất mới mẻ và câu hỏi có nền cài đặt AMP hay không? vẫn còn là chủ đề đang được bàn cãi. Rõ ràng một điều, ngày nay người dùng internet đã chuyển dần sang các thiết bị di động và bạn nên cân nhắc về việc website của mình chuẩn giao diện điện thoại trước khi nghĩ về chuẩn AMP.
Anchor text là văn bản mô tả cho link của bạn. Bài này sẽ đi vào chi tiết anchor text là gì và cách SEO đúng cho anchor text.
Anchor text là gì?
Anchor text là văn bản mô tả cho một liên kết (link) bất kỳ. Anchor text làm cho các liên kết trở nên tự nhiên và đẹp hơn đối với người đọc, đây là một ví dụ về anchor text.
Trong thẻ HTML anchor text có dạng như sau:
Các loại anchor text
Anchor text liên quan trực tiếp đến link và do đó có rất nhiều cách để sử dụng, sau đây là các loại anchor text:
Liên kết cho thương hiệu: Một liên kết với tên thương hiệu/doanh nghiệp của bạn như Takisi.
Chỉ URL: Liên kết không sử dụng anchor text và chỉ có URL trang web được hiển thị mà không có văn bản mô tả, như https://takisi.com. URL như thế này thường không hữu ích trong hầu hết các trường hợp.
Tên trang web: được viết là Takisi.com. Tiêu đề bài viết: Liên kết với anchor text là tiêu đề của một bài viết khác, vd: Hướng dẫn SEO cho WordPress Theme, Hướng dẫn SEO cho hình ảnh. Anchor text là từ khoá: Nội dung có thể tương tự như Anchor text tiêu đề bài viết nhưng từ mô tả tập trung vào từ khóa / cụm từ khóa (keyword) nhằm tốt cho SEO (SEO là từ khoá được chọn làm ví dụ). Anchor text có chứa từ khoá/ mô tả từ khoá: Sử dụng các biến thể của từ khóa trọng tâm để tạo liên kết dễ đọc. Nếu bạn cảm thấy SEO quá rắc rối bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO (anchor text có chứa từ khoá). Từ khóa liên quan: Anchor text có thể được sử dụng với các từ khoá liên quan đến từ khoá chính, vd nếu chọn từ khoá đăng ký tên miền thì từ khoá liên quan sẽ là mua hosting giá tốt vì 2 từ khoá này thường xuất hiện cùng nhau và có liên quan đến nhau. Liên kết chung chung: Cố gắng tránh những liên kết này vì sẽ không có ảnh hưởng nào thậm chí không tốt cho SEO: “Nhấp vào đây”, “Đọc thêm”, “đây” “tại đây”. Nói chung, các anchor text mà khiến người dùng phải đoán nội dung đều là các anchor text không tốt cho SEO.
Những điều nên tránh với Anchor text
Trước hết, giữ cho các liên kết của bạn có liên quan và không spam anchor text. Nói cách khác, bạn không bao giờ nên sử dụng văn bản mô tả không liên quan đến nội dung được liên kết. Dù bạn làm gì, đừng cố gắng đánh lừa người đọc của bạn vì không ai thích điều đó.
Chiến lược tuyệt vời để sử dụng Anchor text là xây dựng một hệ thống internal link chặc chẽ, hãy liên kết các từ khoá, nội dung của một bài nào đó với một bài có chứa từ khoá, nội dung mô tả liên quan. Cuối cùng, bạn hãy luôn nhớ anchor text phải mô tả chính xác nội dung của link.
Không phải tất cả các theme WordPress đều chuẩn SEO kể cả các theme premium. Bài viết này sẽ giúp bạn chuẩn SEO theme của mình với các điều nên làm và không nên làm.
Những điều không nên làm – ảnh hưởng xấu đến SEO
1.Đặt tên trang web lên trước trong title tag
Đối với tiêu đề của trang web, bạn không nên đặt tiêu đề trang web trước tiêu đề bài viết, thứ tự đúng là tiêu đề bài viết – tiêu đề trang web.
2.Không đủ các yếu tố SEO
Khi bạn tạo page hoặc post trong WordPress và ở mục hỗ trợ SEO (thường được đặt sau bài viết) cần có đủ 4 yếu tố SEO cơ bản:
SEO title
SEO Url (slug)
SEO description (meta description)
SEO Keywords
Rất nhiều theme Premium không hỗ trợ SEO hoặc thiếu 1 trong 4 yếu tố trên và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng SEO bài viết/trang của bạn. Cách khắc phục đơn giản nhất là tải Plugin Yoast SEO để bổ sung bạn nhé.
3.Sử dụng H1 cho logo trên mỗi trang
H1 chỉ nên được sử dụng cho tiêu đề quan trọng nhất trên trang/bài viết (page/post). Trong hầu hết các trường hợp, đó là tiêu đề bài viết, không phải logo.
Thông thường, WordPress đã mặc định tiêu đề bài viết là H1 cho nên nếu bạn chọn 1 theme có tính tuỳ biến sâu thì hãy lưu ý điều này nhé.
4.Không giấu link trong theme
Đừng chèn bất kì link không liên quan nào đến nội dung và chủ đề của website vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến SEO của website. Link duy nhất mà không lên quan đến website được phép sử dụng đó là link của tác giả (author/creator) theme.
5.Sidebar nằm trên nội dung chính trong cấu trúc HTML
Nguyên tắt cơ bản là cái gì quan trọng thì nên được đặt trước.
Những điều nên làm – sẽ ảnh hưởng tốt đến SEO
1.Hiển thị taxonomy
Taxonomy là một trong những yếu tố SEO rất quan trọng đặc biệt đối với WordPress, chúng tôi sẽ có 1 bài chi tiết về taxonomy. Bạn có thể hiểu taxonomy là tập hợp những nội dung, tính chất chung. Đối với WordpPress taxonomy bao gồm:
Category.
Tag.
Link Category.
Post Formats.
2.Hiển thị breadcrumbs
Breadcrumb hay “vụn bánh mì” là hiển thị cho biết người đọc đang ở đâu và điều này được khuyến khích vì tốt cho SEO website của bạn.
3.Anchor text mô tả nội dung link
Anchor text là phần văn bản đại diện cho một link vd: dịch vụ SEO là 1 link dẫn sang dịch vụ SEO của Takisi , văn bản đại diện là “dịch vụ SEO” và bạn nên đặt anchor text cho link có liên quan đến nhau như ví dụ trên.
4.Code sạch
Theme được code một cách sạch sẽ, tức là không quá nhiều divs không cần thiết, sẽ giúp Google Spider tìm và index website bạn dễ hơn.