Với bài viết chúng ta có tag keyword để chèn từ khoá và điều này tốt cho SEO. Hình ảnh cũng cần chèn keyword với alt.
Thêm hình ảnh vào bài viết sẽ làm bài viết trông hấp dẫn hơn và khuyến khích mọi người đọc bài. Hình ảnh chất lượng cũng giúp bạn được hiển thị khi mọi người tìm kiếm trên Google image (Google hình ảnh).
Google không đọc được hình ảnh của bạn nhiều, do đó một trong những cách giúp Google xác định được nội dung/thông điệp mà hình ảnh của bạn truyền tải đó là thông qua alt.
Alt là viết tắt của attributes nghĩa là thuộc tính (Tiếng Việt sẽ là văn bản thay thế), một hình ảnh SEO tốt là hình ảnh gồm chất lượng hình ảnh tốt, nội dung có liên quan đến chủ đề và phải có Alt tốt. Alt tốt là Alt có chứa keyword hay từ khoá và điều này sẽ được công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
Đối với WordPress, việc quản trị và SEO cực kỳ đơn giản với plugin Yoast SEO cũng như mặc định của WordPress.
Sau mỗi lần up một hình ảnh, bạn lưu ý góc bên phải sẽ gồm các thuộc tính:
URL: địa chỉ nơi ảnh của bạn được lưu và bạn không thể thay thế đường dẫn địa chỉ này.
Tiêu đề (title): Tên của hình ảnh.
Chú thích (caption): chú thích về hình ảnh nếu có.
Văn bản thay thế (alt text) là mô tả về hình ảnh của bạn và nên chứa từ khoá
Mô tả: (description): mô tả dưới hình ảnh.
Hướng dẫn SEO hình ảnh đúng cách
Ví dụ hình ảnh của bạn là bán một loại mặt nạ phổ biến ở Hàn Quốc với tên là “mặt nạ My real squeeze mask” thì alt tag của bạn sẽ là “mặt nạ My real squeeze mask”, alt thường sẽ được chọn trùng với keyword (từ khoá của bạn) bạn cũng có thể chỉnh phần tittle có cùng nội dung với alt.
Tất cả các hình ảnh của bạn nên có alt, có thể chỉ chứa từ khoá hoặc có liên quan đến từ khoá, trong ví dụ trên từ khoá của bài là “mặt nạ My real squeeze mask” và do đó alt của hình ảnh cũng là mặt nạ My real squeeze mask”. Bạn cũng có thể ghi chi tiết hơn chẳng hạn như “mặt nạ My real squeeze mask hình mẫu 1” nhưng bạn hãy đảm bảo rằng alt phải chứa từ khoá của cả bài.
Kết quả thực tế
với từ khoá “tuong vay cu larsen” chúng tôi đã thành công khi đưa từ khoá này lên top 1 Google. Bạn có thể dễ dàng thấy bài viết trên top 1 đối với Google Search và cả hình ảnh cũng xuất hiện khi bạn chọn Google Image.
Chọn một tên miền tương tự như chọn một tên công ty, nó đòi hỏi rất nhiều suy nghĩ và cân nhắc.
Tên miền của bạn là danh tính của bạn trên web và bạn muốn chắc chắn rằng bạn chọn một tên miền không chỉ phù hợp với doanh nghiệp của bạn, mà còn dễ tìm kiếm và quảng bá.
Sau đây là 10 lời khuyên để chọn tên miền hoàn hảo
Tên miền dễ gõ, dễ đọc.
Tên miền ngắn gọn.
Liên quan đến từ khoá.
Nhắm mục tiêu theo khu vực của bạn.
Tránh các con số và dấu gạch nối.
Dễ nhớ.
Chưa có người mua, đăng ký/không bị trùng.
Chọn đuôi tên miền phù hợp.
Bảo vệ và xây dựng thương hiệu của bạn.
Hành động nhanh.
Chúng tôi sẽ đi vào chi tiết 10 điều trên để bạn hiểu rõ hơn và lựa chọn được tên miền ưng ý nhất.
1. Tên miền dễ gõ, dễ đọc
Tên miền dễ gõ, dễ đọc giúp khách hàng dễ truy cập trang web của bạn hơn, nếu có thể tránh các tổ hợp telex tạo dấu, tránh các tên miền khó đọc, khó gõ hoặc dễ nhầm lẫu:
Tatrungtin.com : dễ nhầm lẫn giữa Tin (tín) và Tinh (tính).
xpress.com: dễ nhầm với express.com.
arthorist.com: hơi phiền phức một chút vì khi gõ sẽ dễ thành ảthorít.
jjgstas: khó hình dung.
2. Tên miền ngắn gọn
Tên miền gắn gọn là một lợi thế, bạn có thể tham khảo các tên miền của hãng lớn như: Apple, Samsung, Google, Microsoft v.v… Nếu tên miền của bạn không mang thương hiệu mà đánh vào từ khoá thì lưu ý đừng quá dài:
muaphanmembanquyen.com (hơi dài nhưng dễ nhớ) -> phanmembanquyen.com (ngắn hơn nhưng vẫn đủ ý).
xaydungkhangduc.com -> nên đặt là khangduc.com (nếu chưa bị trùng) hoặc khangducconst.com (const trong construction) vừa tiết kiệm chữ, vừa dễ cho đối tượng khách hàng nước ngoài.
3. Liên quan đến từ khoá
Tên miền liên quan đến từ khoá rất có lợi cho SEO, bạn có thể sử dụng cách này để tăng hạng nhưng lưu ý tránh các từ khoá quá dài:
Các tên miền trên đều là các tên miền nhắm đến từ khoá liên quan.
4.Nhắm mục tiêu theo khu vực của bạn
Yếu tố này thuộc SEO, dự theo vị trí địa lý, cookie, ngôn ngữ mà google sẽ hiển thị các kết quả khác nhau. Nhắm mục tiêu theo khu vực có thể tác động đến local SEO.
Ngoài ra, đuôi tên miền theo khu vực có thể tăng độ uy tín của website của bạn, chẳng hạn các công ty ở Anh luôn chuộng đuôi tên miền .co.uk nhắm giúp người dùng biết được xuất xứ của doanh nghiệp.
5. Tránh các con số và dấu gạch nối
Thường không ai nghĩ tên miền sẽ có dấu gạch nối cả ! cho nên nếu bạn có ý định đặt tên với dấu gách nối, khách hàng sẽ nhầm lẫn với tên không có giấu gạch nối.
Các con số có thể tốt để gợi nhớ, vd các con số như 123 (mang ý nghĩa dễ dàng), 99,88,77 ( cặp số dễ nhớ), 79 (số thần tài) có thể được sử dụng nhưng thường các website lớn hầu như không ai lựa chọn các tên miền vừa chữ vừa số.
6. Dễ nhớ
Các tên miền dễ nhớ giúp khách hàng liên tưởng đến bạn dễ hơn cũng như dễ truy cập website bạn hơn vì họ đã nhớ tên miền của bạn. Một số vd:
Bạn có thể tra cứu tên miền để xem đã có ai đăng ký chưa, hầu hết các tên miền đáp ứng 6 tiêu chí trên và 2 tiêu chí nữa dưới đây thường đã có người mua/ đăng ký rồi ! việc đầu tiên khi bạn nghĩ ra 1 cái tên hay là hãy tra cứu trên miền trên google hoặc tại dịch vụ tra cứu tên miền của chúng tôi để xem có ai mua chưa nhé, nếu chưa thì đừng ngừng ngại mua và dành chỗ ngay !
8. Chọn đuôi tên miền phù hợp
.co: viết tắt của công ty, thương mại và cộng đồng.
.info: trang web thông tin.
.net: kỹ thuật, cơ sở hạ tầng Internet.
.org: các tổ chức phi thương mại và phi lợi nhuận.
.biz: sử dụng kinh doanh hoặc thương mại, như các trang web thương mại điện tử.
Để bảo vệ thương hiệu của bạn, bạn nên mua các đuôi tên miền khác nhau, cũng như các phiên bản sai chính tả, viết tắt tên miền của bạn. Điều này ngăn các đối thủ cạnh tranh đăng ký các phiên bản khác và đảm bảo khách hàng của bạn được hướng đến trang web của bạn, ngay cả khi họ gõ nhầm
Nếu bạn gõ: fb.com, bạn sẽ được điều hướng sang facebook.com. Tương tự để tránh nhầm lẫn, nếu mình mua tên miền cho chính mình là tatrungtin.com mình sẽ mua luôn tatrungtinh.com để đảm bảo khách hàng không bị nhầm và mình cũng sẽ mua luôn các đuôi phổ biến như .vn, .net, .me.
10. Hành động nhanh
Tên miền thường được mua rất nhanh đối với các tên đẹp và ý nghĩa. Giá của tên miền cũng đa dạng từ vài trăm đến vài chục triệu, lý do có một số tên miền giá “trên trời” là do một số nhà đầu cơ tên miền mua tích trữ các tên miền hay và ý nghĩa và bán lại chúng với giá rất cao, vì vậy hãy đăng ký tên miền yêu thích của bạn càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp khó khăn khi tìm một tên có sẵn, các nhà đăng ký tên miền như GoDaddy có dịch vụ mua lại tên miền từ chủ sở hữu và họ cũng là một nhà đầu cơ tên miền, vì vậy nếu bạn tra cứu tên miền mà tên miền đã được mua, hãy thử tra cứu ở GoDaddy để thử vận may nhé!
Truy cập mua tên miền giá tốt để chọn cho mình tên miền phù hợp với giá tốt nhất bạn nhé !
Ngoài ra khi chọn được tên miền bạn cần lưu ý về giá và đăng ký chính chủ.
Bạn cần mua tên miền giá tốt nhất? Hãy check thường xuyên mua tên miền giá tốt để cập nhật giá mới nhất bạn nhé ! chúng tôi có rất nhiều chương trình khuyến mãi, hậu mãi cho khách hàng !
Bạn cần chuyển nhà đăng ký? truy cập chuyển nhà đăng ký tên miền và liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí 100%
2/ Đăng ký chính chủ: chúng tôi làm theo đúng thủ tục, đăng ký chính chủ theo tên khách hàng muốn. Tra thông tin tên miền với Whois.
3/ Support tốt: support bạn từ A->Z, vì chúng tôi hiểu hài lòng của khách hàng là nền tảng thành công của chúng tôi.
4/ Khuyến mãi/hậu mãi tốt: nhiều chương trình khuyến mãi cho khách hàng mới, nhiều hậu mãi cho khách hàng cũ.
5/ Tư vấn miễn phí: liên hệ chúng tôi tại fanpage hoặc gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí ! không mua không sao !
6/ không lo gia hạn, chúng tôi có chính sách nhắc bạn 7 ngày trước khi tên miền hết hạn, bạn hoàn toàn yên tâm về việc sở hữu tên miền của mình.
7/All-in-One: chúng tôi không chỉ bán tên miền, các giải pháp website, SEO là một trong những thế mạnh của chúng tôi, bạn không còn phải mất thời gian tìm kiếm, tất cả bạn cần đều có thể được tìm thấy tại website của chúng tôi.
Bạn đã bao giờ cảm thấy chán chường khi bắt đầu làm một việc gì đó? không phải vì khó khăn mà chính là do bạn không có động lực nào để bắt đầu. Bài này giúp bạn tìm lại và tìm mới động lực của mình.
Chúng tôi đã trải qua tất cả những kinh nghiệm về sa sút tinh thần và đã google đủ thứ, hỏi thăm người đi trước và cả bạn bè nữa. Bài viết này là tổng kết những gì chúng tôi đút kết ra được.
Trong bài sẽ nói về ý nghĩa của động lực và lý do tại sao chúng ta cảm thấy không có động lực để bắt đầu. Sau đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách để vượt qua sự suy sụp và quay trở lại để hoàn thành mục tiêu của mình.
Động lực là gì?
Động lực đơn giản là cái mà đang thôi thúc hoặc khiến bạn làm một điều gì đó, đơn giản mà nói là cái mà làm bạn muốn hoàn thành một nhiệm vụ bất kỳ. Động lực nào khiến bạn tập thể dục mỗi sáng? động lực nào khiến bạn thức dậy và bước ra khỏi giường để đi làm? Động lực nào mà bạn muốn làm 2 jobs ? Đó chính là động lực cho dù mục đích cuối cùng có là gì đi nữa.
Nhìn chung, có 2 loại động lực:
Động lực bên trong: xuất phát từ chính bạn, bên trong bạn.
Động lực từ bên ngoài: động lực bạn có được từ bên ngoài thông qua môi trường, người khác, hay các yếu tố bên ngoài khác.
Động lực bên trong
Là động lực nội tại bao gồm động lực năng lực và động lực thái độ. Động lực năng lực là mong muốn học các kỹ năng mới hoặc cải thiện những cái cũ như kiến thức, kỹ năng, tay nghề v.v… Động lực thái độ là mong muốn thay đổi một cái gì đó về bản thân hoặc lối sống của bạn.
Sợ hãi cũng có thể là một động lực nội tại nếu nó bắt nguồn từ chính bạn. Ví dụ, nỗi sợ thất bại sẽ là một động lực nội tại. Mặt khác, nỗi sợ bị đuổi việc sẽ là một động lực bên ngoài, bởi vì nỗi sợ của bạn đến từ một yếu tố bên ngoài.
Động lực bên ngoài
Là động lực bạn có được từ các yếu tố bên ngoài, các ví dụ về động lực bên ngoài bao gồm động lực dựa trên phần thưởng hoặc khuyến khích, động lực dựa trên thành tích, động lực về có được mối quan hệ rộng v.v… Những loại động lực thúc đẩy bạn tiến về phía trước bằng cách hứa hẹn một số loại phần thưởng, một điểm đánh dấu thành tích, khả năng mới hoặc liên kết với những người có quyền lực đều là những động lực bên ngoài.
Không có loại động lực nào vốn dĩ tốt hơn hoặc kém hơn. Như sợ hãi là động lực nghe có vẻ dễ làm bản nản lòng hơn, nhưng sợ hãi có thể được sử dụng như là một động lực mạnh mẽ nhất khiến bạn bắt tay vào hành động, chẳng hạn bạn sẽ chăm chỉ học bài hơn khi kỳ thi gần đến vì nỗi sợ rớt môn.
Tại sao chúng ta không có động lực
Trước khi chúng ta thảo luận làm thế nào để thoát khỏi tình trạng suy sụp động lực, hãy để ý vào lý do tại sao chúng ta phải đối mặt với việc thiếu động lực ngay từ đầu. Hiểu những lý do đằng sau câu hỏi tại sao bạn cảm thấy không có động lực sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề theo cách trực tiếp và giúp bạn mạnh dạn đối mặt hơn.
Ba nhân tố đóng góp phổ biến cho việc thiếu động lực bao gồm sợ hãi, kiệt sức/mệt mỏi và thiết lập mục tiêu kém. Những nhân tố này có thể xuất hiện độc lập hoặc đồng thời và chúng dễ dàng làm bạn suy sụp hơn.
Chúng tôi đã đề cập về việc nỗi sợ có thể thúc đẩy bạn và giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đôi khi nó lại làm điều ngược lại. Nỗi sợ thất bại có thể thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn để thành công, nhưng nó cũng có thể khiến bạn bị kìm nén. Rốt cuộc, nếu bạn không bao giờ thử, bạn sẽ không thể thất bại và nó làm bạn chùng bước và đôi khi ngờ vực bản thân mình.
Ngoài ra, đặt mục tiêu có thể giúp bạn có động lực, nhưng nếu mục tiêu của bạn không được lên kế hoạch tốt, kết quả ngược lại sẽ xảy ra. Những mục tiêu xa vời, không cụ thể, không có con đường rõ ràng thường rất khó đạt được và dễ dàng thất bại và kết cuộc làm bạn nản chí hơn. Nếu bạn cảm thấy như bạn làm việc chăm chỉ và không thấy có kết quả, thì bạn sẽ dễ dàng mất ham muốn tiếp tục làm việc.
5 cách giúp bạn có thêm động lực
Viết kế hoạch của bạn ra giấy
Một điều bất ngờ là những người đặt mục tiêu của họ và viết chúng ra giấy có nhiều khả năng hoàn thành hơn. nghe lạ phải không? hãy đọc tiếp bạn nhé.
Điều này có thể đơn giản như liệt kê các mục tiêu của bạn trên một tờ giấy và để nó ở bất cứ đâu mà bạn có thể thấy như trên gương phòng tắm của bạn, cạnh giường ngủ hoặc ngay trên bàn làm việc của bạn. Điều này sẽ luôn nhắc nhở bạn về các mục tiêu cần phải thực hiện, và nhớ là đừng đặt mục tiêu quá xa vời nhé ! Nếu bạn tạo ra một kế hoạch mơ ước với mục tiêu là mười năm được vạch ra trên đó – bạn sẽ dễ dàng trở nên mơ hồ vô cùng, vì vậy hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, cụ thể nhất và có hạn định rõ ràng nhất.
2. Xây dựng thói quen để giảm thiểu phân tâm
Bạn có thể nhận ra rằng có những lúc bạn đã có động lực để thực hiện công việc nào đó nhưng lại bị các yếu tố khác phân tâm đến mức hết cả thời gian làm hoặc không còn hứng làm nữa. Việc phát triển một thói quen có thể giúp bạn trở lại đúng hướng và ít bị phân tâm hơn.
Để phát triển một thói quen bạn phải xây dựng nó hằng ngày, hãy bắt đầu bằng cách xem lịch trình hiện tại của bạn. Thói quen của bạn nên phù hợp với nó, và không xung đột với các thói quen khác.
Bạn có thể sử dụng phương thức liên kết gợi nhớ để giúp bạn có 1 thói quen tốt. Ví dụ bạn có thể nghe một bản nhạc yêu thích và bắt đầu làm việc, dần dần, mỗi khi nghe bản nhạc đó bạn sẽ có một liên tưởng về làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng cần cắt giảm thói quen làm bạn phân tâm. Nếu có một thứ gì đó dường như luôn kéo bạn ra khỏi công việc hãy tìm ra nó và loại bỏ nó ngay. Ví dụ như, mỗi khi mở laptop, thì mình lại thấy game và bắt đầu chơi 1 ván, rồi 2 ván và thế là không thể làm việc, mình đành xoá hết tất cả các game trên laptop và bắt đầu tập với việc chạm đến laptop là làm việc.
3. Phá vỡ các mục tiêu dài hạn
Các mục tiêu quá dài hạn ban đầu sẽ khiến bạn háo hức nhưng về dần bạn sẽ trở nên mất khả năng theo đuổi và dẫn đến nản lòng.
Hãy phá vỡ các mục tiêu dài hạn của bạn, chia nhỏ chúng ra thành nhiều chặn và bắt đầu hoàn thành từng chút một bạn nhé. ví dụ, thay vì lập kế hoặc cho một tháng, hãy lập kế hoạch cho một tháng kèm với kế hoặc các tuần, trong các tuần kèm theo kế hoạch từng ngày. Điều này sẽ giúp bạn dễ theo dõi tiến độ của mình hơn.
4. Tự thưởng cho mình khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ
Động lực dựa trên phần thưởng và khuyến khích là những gì chúng ta sử dụng để huấn luyện động vật. Khi chú chó của bạn làm được một trò mà bạn dạy nó, bạn sẽ thưởng nó bằng đồ ăn và từ đó vì đồ ăn sau khi học một trò nào đó, dần dần chú chó sẽ chủ động làm theo. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng con người là một loài tiến tiến, nhưng thật ra cơ chế làm-khen thưởng này thật ra có thể áp dụng với chúng ta.
Hãy nghĩ về một cái gì đó bạn thực sự yêu thích. Bất cứ điều gì bạn quyết định tự thưởng cho mình một cách xứng đáng nếu bạn đạt được mục tiêu nào đó. Hãy nói với bản thân rằng nếu bạn hoàn thành tất cả các công việc bạn đã lên kế hoạch trong ngày, bạn có thể đi xem phim hoặc ăn tối ở một quán sang trọng nào đó.
Nếu bạn muốn đơn giản hơn nữa, hãy để một túi đồ ăn nhẹ yêu thích của bạn ở gần đó và tự thưởng cho mình như một sự trợ giúp nhỏ để hoàn thành từng nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm của bạn. Nếu bạn muốn tránh các phần thưởng dựa trên thực phẩm, hãy thử sử dụng thời gian nghỉ giải lao mười, mười lăm phút như một ưu đãi. Tuy nhiên, hãy đảm bảo giờ nghỉ giải lao là một phần được lên lịch trong ngày làm việc của bạn, bất kể bạn có đạt được mục tiêu hay không.
5. Đừng đăng mục tiêu của bạn trên mạng xã hội
Rất nhiều bài viết về động lực làm việc sẽ bảo bạn hét lên mục tiêu của bạn cho cả thế giới biết, bởi vì có những người khác biết về mục tiêu của bạn sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm với mục tiêu của mình hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này không nhất thiết đúng và có thể có tác dụng ngược lại.
Nếu bạn thông báo ý định đạt được bằng cách đăng mục tiêu của mình lên mạng xã hội hoặc chia sẻ chúng với bạn bè, bạn bắt đầu thấy mình đã đạt được chúng. Tóm lại, động lực của bạn giảm đi vì bạn đã thấy bản thân mình đã đạt được những gì bạn muốn.
Nếu bạn vẫn muốn có thêm trách nhiệm với mục tiêu của mình, hãy thử tham gia các dự án có tính đội nhóm. Hãy nhớ rằng, trọng tâm của các nhóm này phải là cùng nhau hoàn thành dự án để mọi người đều có trách nhiệm làm chứ không phải để đẩy trách nhiệm đó cho người khác.
Kết luận
Thà tích cực còn hơn là bị động. hãy bắt đầu tìm kiếm động lực cho mình ngay hôm nay để có thể thúc đẩy bản thân bạn đạt được những điều tốt đẹp hơn. Và nhớ là khi bạn thấy mình bị mắc kẹt trong sự suy sụp, có rất nhiều hành động bạn có thể thực hiện để trở lại đúng hướng và hoàn thành mục tiêu của mình. Đừng vội bỏ cuộc bạn nhé.
Tóm tắt 5 cách có thêm động lực
Viết mục tiêu của bạn ra giấy.
Xây dựng thói quen để giảm sự phân tâm.
Phá vỡ mục tiêu dài hạn của bạn.
Tự thưởng cho mình khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ.
Tên miền có 2 phần chính là phần tên bạn đặt và phần đuôi như .com, .org, .info, .net, .vn vậy ý nghĩa của các tên miền này ban đầu được lập ra là gì? sử dụng chúng ra sao? bài viết này sẽ giải đáp 2 câu hỏi trên.
Trước khi tìm hiểu ý nghĩa đuôi tên miền, chúng ta cùng điểm qua đôi nét tên miền là gì nhé. Tên miền là cách để bạn có thể truy cập một trang web bất kỳ. Lý do người ta tạo ra tên miền là vì về cơ bản, các Server giao tiếp với nhau nhờ vào địa chỉ IP chứ không phải tên miền, bạn hình dung, thay vì nhớ tên trong danh bạ, bạn phải nhớ số của từng người, phức tạp quá phải không? Từ đó mà tên miền ra đời nhằm giúp chúng ta dễ dàng sử dụng và truy cập internet hơn. Khi bạn gõ một tên miền, tên miền này sẽ được quy đổi sang địa chỉ IP tương ứng nhờ vào DNS (domain name system) – có chức năng như 1 danh bạ điện thoại. Và từ đó, bạn không còn phải bận tâm về các địa chỉ IP số dài ngoằn.
Ý nghĩa các tên miền phổ biến
.COM: Là đuôi tên miền được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay, chúng ta thường “mặc định” rằng .com là đuôi tên miền cho trang web “chính chủ”. Nhưng thật ra, tên miền .COM được tạo ra dành riêng cho các website thương mại, buôn bán và kinh doanh vì .COM là viết tắt của Commercial. Nhưng theo thời gian, .COM dần phổ biến hơn và hầu như được dùng cho mọi thứ.
.NET: Đuôi tên miền này được tạo ra với mục đích ám chỉ liên quan đến network, nhưng dần dần không ai để ý lắm và cũng xem đây là một đuôi tên miền như .com.
.ORG: Là đuôi tên miền với ý nghĩa dành cho bất kỳ tổ chức organizations nào, org cũng hay được các tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ sử dụng.
.INFO: Là đuôi tên miền mang ý nghĩa thông tin information.
.COM.VN: Mang ý nghĩa tổ hợp giữa .COM và .VN.
.VN: Là tên miền nội địa, mang ý nghĩa ám chỉ địa điểm của công ty/tổ chức nào đó thuộc lãnh thổ hay quốc gia bất kỳ như:
.VN : Việt Nam.
.UK: Anh Quốc, ở anh họ ưu dùng .CO.UK với .co là company.
.UK: Hoa Kỳ.
.ASIA: thuộc châu á.
Và các đuôi chấm tương tự.
.XYZ: Là một tên miền non trẻ được chính thức cấp phép vào tháng 02/2014. Tên miền này có người cho rằng sẽ thay thế được tên miền .com trong tương lai. Tính đến năm 2015 đã có 1.5 triệu lượt đăng ký tên miền với đuôi .xyz. Điểm nổi bật của tên miền này là được công ty mẹ của google là Alphabet với tên miền abc.xyz đã tạo nên 1 trào lưu mới cho tên miền độc đáo này.
.ME: Mang ý nghĩa website cá nhân, với ME là “tôi:.
.BIZ: Là viết tắt đồng âm của Business (Biziness) mang hàm ý về kinh doanh, gần giống với ý nghĩa của tên miền .COM.
.CC: Đây là tên miền được tạo ra sau này nhầm ý định thay thế tên miền .COM vì tính đơn giản của nó mang ý nghĩa như .COM: Chỉ là thay bằng CC. Nhưng tên miền này rất ít nhà cung cấp tên miền hỗ trợ cũng như ít ai hiểu ý nghĩa thật của nó.
Máy chủ ảo (Virtual Private Server – VPS) là phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trong khi trên 1 server chạy Share Host thì có thể có hàng trăm tài khoản cùng chạy 1 lúc, nhưng trên server chạy VPS thì con số chỉ bằng 1/10. Do vây, VPS có hiệu năng cao hơn Share Host rất nhiều lần.
Mỗi máy chủ là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có hệ điều hành riêng, có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Do vậy, VPS hạn chế 100% khả năng bị tấn công hack local.
Trên 1 server chạy Share Host có nhiều Website chạy chung với nhau, chung tài nguyên server, nếu 1 Website bị tấn công Ddos, botnet quá mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến các Website khác cùng server, riêng server VPS, một tài khoản VPS bị tấn công thì mọi tài khoản VPS khác trên server đều không bị ảnh hưởng.
VPS dành cho các doanh nghiệp vừa và những trang Web lớn hoặc mã nguồn nặng, nếu chạy trên Share Host sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, VPS sẽ đòi hỏi người sử dụng phải biết thêm một số kiến thức quản lý như cấu hình server, bảo mật…
Lợi thế vượt trội của máy chủ ảo (VPS):
Máy chủ ảo VPS tiết kiệm được rất lớn chi phí đầu tư mua máy chủ server ban đầu.
Dễ dàng nâng cấp. Cài đặt HĐH nhanh chóng.
Máy chủ ảo VPS hoạt động hoàn toàn như một máy chủ ( server ) riêng, quý khách được toàn quyền quản trị máy chủ ảo
VPS với quyền quản trị cao nhất, đảm bảo tính bảo mật cao.
Có thể dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các server ứng dụng khác và có thể cài đặt riêng theo nhu cầu cũng nhữ dễ dàng chia sẽ dữ liệu, truyền dữ liệu giữa các chi nhánh.
Không tốn chi phí mua thiết bị, chi phí bảo dưỡng.
Sử dụng IP tĩnh và được cấp không giới hạn IP tĩnh.
Được bảo mật bởi các hệ thống Firewall, Anti Virus, Anti Spam chuyên nghiệp.
Máy chủ ảo VPS dễ dàng nâng cấp cấu hình máy chủ theo nhu cầu sử dụng (CPU, RAM, HDD).
Băng thông, Lưu lượng chuyển tải tùy theo nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.
Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút (cần thiết trong lúc khẩn cấp giảm tối đa thời gian Sập Mạng của hệ thống, các trường hợp lỗi, quá tải hay tấn công mạng).