Bạn đã bao giờ cảm thấy chán chường khi bắt đầu làm một việc gì đó? không phải vì khó khăn mà chính là do bạn không có động lực nào để bắt đầu. Bài này giúp bạn tìm lại và tìm mới động lực của mình.
Chúng tôi đã trải qua tất cả những kinh nghiệm về sa sút tinh thần và đã google đủ thứ, hỏi thăm người đi trước và cả bạn bè nữa. Bài viết này là tổng kết những gì chúng tôi đút kết ra được.
Trong bài sẽ nói về ý nghĩa của động lực và lý do tại sao chúng ta cảm thấy không có động lực để bắt đầu. Sau đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số cách để vượt qua sự suy sụp và quay trở lại để hoàn thành mục tiêu của mình.
Động lực là gì?
Động lực đơn giản là cái mà đang thôi thúc hoặc khiến bạn làm một điều gì đó, đơn giản mà nói là cái mà làm bạn muốn hoàn thành một nhiệm vụ bất kỳ. Động lực nào khiến bạn tập thể dục mỗi sáng? động lực nào khiến bạn thức dậy và bước ra khỏi giường để đi làm? Động lực nào mà bạn muốn làm 2 jobs ? Đó chính là động lực cho dù mục đích cuối cùng có là gì đi nữa.
Nhìn chung, có 2 loại động lực:
- Động lực bên trong: xuất phát từ chính bạn, bên trong bạn.
- Động lực từ bên ngoài: động lực bạn có được từ bên ngoài thông qua môi trường, người khác, hay các yếu tố bên ngoài khác.
Động lực bên trong
Là động lực nội tại bao gồm động lực năng lực và động lực thái độ. Động lực năng lực là mong muốn học các kỹ năng mới hoặc cải thiện những cái cũ như kiến thức, kỹ năng, tay nghề v.v… Động lực thái độ là mong muốn thay đổi một cái gì đó về bản thân hoặc lối sống của bạn.
Sợ hãi cũng có thể là một động lực nội tại nếu nó bắt nguồn từ chính bạn. Ví dụ, nỗi sợ thất bại sẽ là một động lực nội tại. Mặt khác, nỗi sợ bị đuổi việc sẽ là một động lực bên ngoài, bởi vì nỗi sợ của bạn đến từ một yếu tố bên ngoài.
Động lực bên ngoài
Là động lực bạn có được từ các yếu tố bên ngoài, các ví dụ về động lực bên ngoài bao gồm động lực dựa trên phần thưởng hoặc khuyến khích, động lực dựa trên thành tích, động lực về có được mối quan hệ rộng v.v… Những loại động lực thúc đẩy bạn tiến về phía trước bằng cách hứa hẹn một số loại phần thưởng, một điểm đánh dấu thành tích, khả năng mới hoặc liên kết với những người có quyền lực đều là những động lực bên ngoài.
Không có loại động lực nào vốn dĩ tốt hơn hoặc kém hơn. Như sợ hãi là động lực nghe có vẻ dễ làm bản nản lòng hơn, nhưng sợ hãi có thể được sử dụng như là một động lực mạnh mẽ nhất khiến bạn bắt tay vào hành động, chẳng hạn bạn sẽ chăm chỉ học bài hơn khi kỳ thi gần đến vì nỗi sợ rớt môn.
Tại sao chúng ta không có động lực
Trước khi chúng ta thảo luận làm thế nào để thoát khỏi tình trạng suy sụp động lực, hãy để ý vào lý do tại sao chúng ta phải đối mặt với việc thiếu động lực ngay từ đầu. Hiểu những lý do đằng sau câu hỏi tại sao bạn cảm thấy không có động lực sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề theo cách trực tiếp và giúp bạn mạnh dạn đối mặt hơn.
Ba nhân tố đóng góp phổ biến cho việc thiếu động lực bao gồm sợ hãi, kiệt sức/mệt mỏi và thiết lập mục tiêu kém. Những nhân tố này có thể xuất hiện độc lập hoặc đồng thời và chúng dễ dàng làm bạn suy sụp hơn.
Chúng tôi đã đề cập về việc nỗi sợ có thể thúc đẩy bạn và giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ, nhưng đôi khi nó lại làm điều ngược lại. Nỗi sợ thất bại có thể thúc đẩy bạn làm việc chăm chỉ hơn để thành công, nhưng nó cũng có thể khiến bạn bị kìm nén. Rốt cuộc, nếu bạn không bao giờ thử, bạn sẽ không thể thất bại và nó làm bạn chùng bước và đôi khi ngờ vực bản thân mình.
Ngoài ra, đặt mục tiêu có thể giúp bạn có động lực, nhưng nếu mục tiêu của bạn không được lên kế hoạch tốt, kết quả ngược lại sẽ xảy ra. Những mục tiêu xa vời, không cụ thể, không có con đường rõ ràng thường rất khó đạt được và dễ dàng thất bại và kết cuộc làm bạn nản chí hơn. Nếu bạn cảm thấy như bạn làm việc chăm chỉ và không thấy có kết quả, thì bạn sẽ dễ dàng mất ham muốn tiếp tục làm việc.
5 cách giúp bạn có thêm động lực
Viết kế hoạch của bạn ra giấy
Một điều bất ngờ là những người đặt mục tiêu của họ và viết chúng ra giấy có nhiều khả năng hoàn thành hơn. nghe lạ phải không? hãy đọc tiếp bạn nhé.
Điều này có thể đơn giản như liệt kê các mục tiêu của bạn trên một tờ giấy và để nó ở bất cứ đâu mà bạn có thể thấy như trên gương phòng tắm của bạn, cạnh giường ngủ hoặc ngay trên bàn làm việc của bạn. Điều này sẽ luôn nhắc nhở bạn về các mục tiêu cần phải thực hiện, và nhớ là đừng đặt mục tiêu quá xa vời nhé ! Nếu bạn tạo ra một kế hoạch mơ ước với mục tiêu là mười năm được vạch ra trên đó – bạn sẽ dễ dàng trở nên mơ hồ vô cùng, vì vậy hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, cụ thể nhất và có hạn định rõ ràng nhất.
2. Xây dựng thói quen để giảm thiểu phân tâm
Bạn có thể nhận ra rằng có những lúc bạn đã có động lực để thực hiện công việc nào đó nhưng lại bị các yếu tố khác phân tâm đến mức hết cả thời gian làm hoặc không còn hứng làm nữa. Việc phát triển một thói quen có thể giúp bạn trở lại đúng hướng và ít bị phân tâm hơn.
Để phát triển một thói quen bạn phải xây dựng nó hằng ngày, hãy bắt đầu bằng cách xem lịch trình hiện tại của bạn. Thói quen của bạn nên phù hợp với nó, và không xung đột với các thói quen khác.
Bạn có thể sử dụng phương thức liên kết gợi nhớ để giúp bạn có 1 thói quen tốt. Ví dụ bạn có thể nghe một bản nhạc yêu thích và bắt đầu làm việc, dần dần, mỗi khi nghe bản nhạc đó bạn sẽ có một liên tưởng về làm việc.
Ngoài ra, bạn cũng cần cắt giảm thói quen làm bạn phân tâm. Nếu có một thứ gì đó dường như luôn kéo bạn ra khỏi công việc hãy tìm ra nó và loại bỏ nó ngay. Ví dụ như, mỗi khi mở laptop, thì mình lại thấy game và bắt đầu chơi 1 ván, rồi 2 ván và thế là không thể làm việc, mình đành xoá hết tất cả các game trên laptop và bắt đầu tập với việc chạm đến laptop là làm việc.
3. Phá vỡ các mục tiêu dài hạn
Các mục tiêu quá dài hạn ban đầu sẽ khiến bạn háo hức nhưng về dần bạn sẽ trở nên mất khả năng theo đuổi và dẫn đến nản lòng.
Hãy phá vỡ các mục tiêu dài hạn của bạn, chia nhỏ chúng ra thành nhiều chặn và bắt đầu hoàn thành từng chút một bạn nhé. ví dụ, thay vì lập kế hoặc cho một tháng, hãy lập kế hoạch cho một tháng kèm với kế hoặc các tuần, trong các tuần kèm theo kế hoạch từng ngày. Điều này sẽ giúp bạn dễ theo dõi tiến độ của mình hơn.
4. Tự thưởng cho mình khi hoàn thành các mục tiêu nhỏ
Động lực dựa trên phần thưởng và khuyến khích là những gì chúng ta sử dụng để huấn luyện động vật. Khi chú chó của bạn làm được một trò mà bạn dạy nó, bạn sẽ thưởng nó bằng đồ ăn và từ đó vì đồ ăn sau khi học một trò nào đó, dần dần chú chó sẽ chủ động làm theo. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng con người là một loài tiến tiến, nhưng thật ra cơ chế làm-khen thưởng này thật ra có thể áp dụng với chúng ta.
Hãy nghĩ về một cái gì đó bạn thực sự yêu thích. Bất cứ điều gì bạn quyết định tự thưởng cho mình một cách xứng đáng nếu bạn đạt được mục tiêu nào đó. Hãy nói với bản thân rằng nếu bạn hoàn thành tất cả các công việc bạn đã lên kế hoạch trong ngày, bạn có thể đi xem phim hoặc ăn tối ở một quán sang trọng nào đó.
Nếu bạn muốn đơn giản hơn nữa, hãy để một túi đồ ăn nhẹ yêu thích của bạn ở gần đó và tự thưởng cho mình như một sự trợ giúp nhỏ để hoàn thành từng nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm của bạn. Nếu bạn muốn tránh các phần thưởng dựa trên thực phẩm, hãy thử sử dụng thời gian nghỉ giải lao mười, mười lăm phút như một ưu đãi. Tuy nhiên, hãy đảm bảo giờ nghỉ giải lao là một phần được lên lịch trong ngày làm việc của bạn, bất kể bạn có đạt được mục tiêu hay không.
5. Đừng đăng mục tiêu của bạn trên mạng xã hội
Rất nhiều bài viết về động lực làm việc sẽ bảo bạn hét lên mục tiêu của bạn cho cả thế giới biết, bởi vì có những người khác biết về mục tiêu của bạn sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm với mục tiêu của mình hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này không nhất thiết đúng và có thể có tác dụng ngược lại.
Nếu bạn thông báo ý định đạt được bằng cách đăng mục tiêu của mình lên mạng xã hội hoặc chia sẻ chúng với bạn bè, bạn bắt đầu thấy mình đã đạt được chúng. Tóm lại, động lực của bạn giảm đi vì bạn đã thấy bản thân mình đã đạt được những gì bạn muốn.
Nếu bạn vẫn muốn có thêm trách nhiệm với mục tiêu của mình, hãy thử tham gia các dự án có tính đội nhóm. Hãy nhớ rằng, trọng tâm của các nhóm này phải là cùng nhau hoàn thành dự án để mọi người đều có trách nhiệm làm chứ không phải để đẩy trách nhiệm đó cho người khác.
Kết luận
Thà tích cực còn hơn là bị động. hãy bắt đầu tìm kiếm động lực cho mình ngay hôm nay để có thể thúc đẩy bản thân bạn đạt được những điều tốt đẹp hơn. Và nhớ là khi bạn thấy mình bị mắc kẹt trong sự suy sụp, có rất nhiều hành động bạn có thể thực hiện để trở lại đúng hướng và hoàn thành mục tiêu của mình. Đừng vội bỏ cuộc bạn nhé.
Tóm tắt 5 cách có thêm động lực
- Viết mục tiêu của bạn ra giấy.
- Xây dựng thói quen để giảm sự phân tâm.
- Phá vỡ mục tiêu dài hạn của bạn.
- Tự thưởng cho mình khi hoàn thành những mục tiêu nhỏ.
- Đừng đăng mục tiêu của mình lên mạng xã hội.
Tạ Trung Tín | biên dịch theo elegantthemes
0 Comments